Viêm da dị ứng ở trẻ là gì? Làm thế nào để phòng bệnh viêm da cho trẻ?
Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý thường gặp làm tổn thương da mãn tính. Điều này gây lên hiện tượng khô da, nổi sần, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh viêm da dị ứng được chia làm 2 thể. Đó là viêm da cơ địa cấp tính và viêm da dị ứng mãn tính.
Ở thể cấp tính, trẻ có xuất hiện những nốt nhỏ, mụn nước gây ngứa. Còn khi đã mãn tính, bệnh gây rối loạn sắc tố da, chảy nước vàng. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do thời tiết, ngoại cảnh. Hoặc có thể do gen di truyền từ bố mẹ, người trong gia đình. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh này, mời bạn đọc tham khảo những thông tin dưới đây về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh cho trẻ.
Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ là gì?
Bệnh viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da có thể gây đau kéo dài cho người bệnh. Dị ứng trên da mặt trẻ chính là biểu hiện của tình trạng viêm da dị ứng. Và bệnh này rất phổ biến ở đối tượng là trẻ em. Trong khi chỉ số người lớn mắc bệnh viêm da dị ứng chiếm tỉ lệ từ 2% đến 5%. Thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chiếm từ 10% đến 20%. Phần lớn người bệnh (chiếm khoảng 90%) mắc tình trạng viêm da dị ứng rơi vào độ tuổi dưới 5 tuổi.
Biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng ở trẻ
Khi trẻ bị bệnh viêm da dị ứng, bệnh thường trải qua 2 giai đoạn phát triển. Hầu hết ở giai đoạn bệnh không hoạt động thì da trẻ sẽ rất khô. Da trẻ cũng hay bị kích ứng cũng như chúng ta cần phải dưỡng ẩm da hàng ngày cho trẻ. Còn ở giai đoạn bệnh hoạt động, trẻ sẽ đau đớn hơn. Cũng như trẻ cần được điều trị với các loại dược phẩm. Nhằm làm dịu vùng da đang bị viêm và giảm bớt các cơn ngứa cho trẻ.
Phát ban trên da trẻ kèm theo những mảng ngứa
Khi trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng, cơ thể trẻ có thể sẽ phát triển những triệu chứng nhỏ nhất. Từ lúc trẻ được 2 hay 3 tháng tuổi. Một vết phát ban sẽ xuất hiện đột ngột. Rồi làm da trẻ bị khô, gây ngứa cũng như đóng vảy. Khi trẻ đang vào giai đoạn phát bệnh. Thì làn da bị nhiễm trùng của trẻ có thể rỉ ra những chất lỏng.
Nếu trẻ phát triển bệnh muộn hơn (thường thì trẻ từ 2 tuổi đến khi trẻ vào tuổi dậy thì). Các vết phát ban thường khô đi kèm theo tình trạng ngứa. Những mảng ngứa này sẽ đóng vảy. Tình trạng sần sùi sẽ dễ xuất hiện trên da trẻ ngày một dày hơn và không mềm mượt.
Các vùng da dễ xuất hiện bệnh viêm da dị ứng nhiều nhất ở trẻ. Đó là vùng mặt và da đầu. Đặc biệt là vùng má cũng như vùng khuỷu tay và đầu gối.
Viêm da dị ứng nghiêm trọng hơn khi trẻ gãi
Đối với các trẻ phát triển bệnh trễ thì các vết phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện trên cơ thể trẻ nhất là ở các nếp gấp ngay khuỷu tay hay đầu gối của trẻ. Tình trạng này vô cùng phổ biến với các trường hợp người bệnh là trẻ em. Với làn da bị bệnh atopic ngay vùng cổ hay cổ tay, ở mắt cá chân. Hoặc các nếp gấp ngay giữa vùng mông và chân.
Tình trạng viêm da dị ứng sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi trẻ gãi bằng móng tay. Chính vì khi trẻ gãi sẽ làm phá hủy những hàng rào của da. Và làm da trẻ tiếp xúc với vi khuẩn. Do đó da sẽ bị nhiễm trùng. Chúng ta thường bắt gặp tình trạng trẻ sơ sinh thường. Hay cọ xát da của trẻ vào giường hay thảm nhằm làm giảm tình trạng ngứa. Cơn ngứa có thể sẽ trở nên dữ dội hơn bao giờ hết. Và làm trẻ không thể ngủ yên giấc. Lo lắng cho trẻ, cha mẹ của trẻ thường cảm thấy bất lực và luôn căng thẳng về tâm lý.
Phòng bệnh viêm da dị ứng ở trẻ
Biện pháp phòng bệnh viêm da dị ứng ở trẻ
Tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ với rất nhiều biểu hiện trên da, các bậc phụ huynh cần sớm phát hiện để kịp thời điều trị hiệu quả nhất cho trẻ. Mọi loại thuốc hay cách chữa tình trạng dị ứng da ở trẻ cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ để phát huy hiệu quả điều trị bệnh. Chúc các bậc phụ huynh có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc con em mình.
Chữa viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ do dị ứng thời tiết, bụi, vi khuẩn bằng cách giữ da trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế để trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và nhất là tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh bên dưới.
Làm gì khi trẻ bị viêm da dị ứng?
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm, tránh sử dụng nước quá nóng hay quá lạnh.
- Mẹ cần giới hạn thời gian tắm cho trẻ từ 5 phút đến 10 phút.
- Không sử dụng bồn tắm.
- Vỗ nhẹ giúp da trẻ khô, sau đó các mẹ có thể sử dụng thuốc làm mềm da cho trẻ (đã có sự tư vấn của bác sĩ về loại thuốc làm mềm da).
- Sử dụng ít nhất 2 lần/ ngày các loại thuốc bôi làm mềm da.
- Vệ sinh móng tay bằng cách cắt ngắn hay giũa móng tay nhằm ngăn chặn trường hợp trẻ gãi vào da.
- Mẹ có thể sử dụng găng tay bằng chất liệu cotton cho trẻ vào ban đêm nhằm hạn chế trường hợp trẻ gãi khi ngủ.
- Luôn giữ nhiệt độ phòng ở trạng thái mát mẻ và có độ ẩm thấp.
Bài viết trên hy vọng đem lại cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh viêm da dị ứng ở trẻ. Từ đó có thể trang bị kiến thức cần thiết bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ gây bệnh. Và có hướng phòng chống, điều trị kịp thời.