Tỏi vị thuốc kỳ diệu và các bài thuốc chữa bệnh

Tỏi “vị thuốc kỳ diệu” và các bài thuốc chữa bệnh

Các vận động viên Olympic cổ đại ăn tỏi trước khi thi đấu, và những người xây dựng kim tự tháp Ai Cập ăn tỏi mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. Lương y Nhân dân, Tiến sĩ, Chủ tịch Hội Đông y Thành phố Hà Nội Nguyễn Hồng Siêm biên soạn cuốn Thảo mộc quanh nhà, thực dưỡng và làm thuốc, tác giả viết rằng “Tỏi là cây gia vị quý, có giá trị sử dụng, giá trị sinh học cao và vị thuốc chữa bệnh rất tốt.

” Từ xa xưa, con người đã biết dùng tỏi để tăng sức bền và phòng chống bệnh tật. Galileo, một thầy thuốc vĩ đại thời bấy giờ, tin rằng tỏi là một vị thuốc chữa bách bệnh, thuốc bổ, giải độc, lợi tiểu, đuổi côn trùng, chữa hen suyễn, vàng da và các bệnh ngoài da ở nông thôn … Ngay bên dưới này sẽ chia sẻ cho các bạn tác dụng của tỏi và các bài thuốc hay từ tỏi qua bài viết bên dưới này. Cùng Người đẹp thời trang tìm hiểu nhé!

Tỏi có tác dụng chữa được nhiều bệnh

Tỏi có tác dụng chữa được nhiều bệnh

Ở Trung Quốc, người ta dùng tỏi chữa bệnh đau màng óc, ung thư, viêm ruột do nhiễm khuẩn, giun sán… Trong 100 g tỏi chứa 67,7% nước; 6% đạm; 23,5% chất bột; 1,5% celulo; 181 mg phospho và các vitamin B1, B2, PP. Tỏi có vị cay, hôi, tính ôn, hơi có độc, công dung giải độc, sát trùng, tiêu nhọt, tiêu đờm, trừ giun, chủ trị đầy trướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ.

Tỏi có nguồn gốc ở Trung châu Á, được trồng nhiều ở nước ôn đới. Ở nước ta có những vùng trồng tỏi có tiếng như Quảng Ngãi, Bắc Giang, Hải Hưng, hàng năm có hàng trăm tấn tỏi được xuất khẩu. Tỏi Bắc Giang vị thơm, củ to, nhiều bột rất được ưa chuộng. Cùng với thời gian, con người càng biết được nhiều công dụng kỳ diệu của tỏi.

Hơi tỏi tiêu diệt hiệu quả các vi trùng, ngăn cản sự phát triển của một số vi khuẩn trong đường tiêu hóa, điều hòa hệ vi sinh vật của ruột, trị giun. Trong những trường hợp cảm lạnh, hen phế quản và ho gà, người ta xoa ngực bằng tỏi giã nát…

Thành phần dược tính có trong tỏi

Ngày nay, Việt Nam có nhiều chế phẩm từ tỏi có công dụng đặc biệt. Tương tỏi được làm bằng cách rửa sạch cho vào nước, đun sôi, nghiền nát, dùng gạc lọc lấy nước, đóng chai, nút kín, bã để lại dùng làm rượu tỏi. Có nhiều cách làm rươu tỏi như lấy bã tỏi ngâm vào cồn 70 độ trong 8-10 ngày, lọc lấy nước cồn, dùng 25-30 giọt một lần, ngày 2-3 lần. Hoặc dùng 200 g tỏi đã bóc vỏ, nghiền nát, ngâm trong 1000 ml còn 60 độ trong 10 ngày, vắt lọc lấy nước cồn.

Tương tỏi hay rượu tỏi thường được dùng để nhỏ mũi và cho uống để trị viêm cấp tính đường hô hấp và cúm. Cao tỏi gồm thành phần cao ete tỏi 0,1 g, cồn thuốc bạch đàn 10 giọt, bơ ca cao 2 g, trộn đều, dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi, trị giun kim và sất khuẩn toàn bộ đường ruột.

Trong tỏi có một glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hồn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (các vi khuẩn đường ruột) và chống các nấm gây bệnh. Tỏi còn có tác dụng lợi tiểu vì chứa các fructosan và tinh dầu.

Sử dụng tỏi để chữa bệnh

Sử dụng tỏi để chữa bệnh

Một chế phẩm nữa là thuốc tỏi để xông. Thành phần gồm rượu tỏi 8,5 ml, tnh dầu tràm 5 ml, trộn đều hai thứ, để trong lọ kín. Khi dùng cho 5 ml thuốc tỏi vào bình nước hay nồi nước nóng để xông. Khi xông, trùm kín chăn, khuấy đều cho hơi bốc lên. Thuốc tỏi này để được lâu, có thể thay thế nhiều loại thuốc hạ nhiệt, giảm sốt khác như aspirin, APC,… Đồng thời nó cũng không gây độc hại.

Các nhà khoa học Mỹ tìm thấy chất prostaglandin trong nước tỏi có khả năng hạn chế nhồi máu cơ tim. Prostaglandin A1 có công dụng hạ huyết áp, điều trị các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, khả năng chống nhiễm khuẩn của tỏi có được là do trong nó chứa hàm lượng đáng kể kim loại hiếm như selen và hợp chất synfua. Nên thường xuyên sử dụng tỏi trong bữa ăn.

Cảm cúm

– Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 – 40 ngày để ăn hằng ngày.

– Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 đến 3 lần/ngày.

Đầy bụng, khó tiêu

– Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hằng ngày.

– Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1 thìa cà phê, 2 – 3lần/ngày.

Ho, viêm họng

Ho, viêm họng

– Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 đến 15 phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.

Thấp khớp, đau nhức xương

– Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỷ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 – 60 ngày hoặc có thể lâu hơn rồi chắt lấy nước.

– Dùng nước này bôi nên chỗ đau rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Tiểu đường

Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng một tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *