Phòng viêm đường hô hấp với bài thuốc dân gian
Bệnh viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ em khi chuyển mùa với các biểu hiện như viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, họng, viêm xoang,… Đây là những bệnh có thể tấn công cấp tính, hoặc bệnh mãn tính. Tính ra, mỗi khi thời tiết thay đổi, bệnh viêm đường hô hấp lại có nguy cơ biến chứng thành viêm phế quản, viêm phổi và các bệnh nguy hiểm khác nếu không được điều trị triệt để. Ngoài việc sử dụng thuốc tây để chữa bệnh bạn có thể kết hợp với các món ăn, bài thuốc phù hợp với lứa tuổi, thể trạng và mức độ bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc hay cho bệnh viêm đường hô hấp mà Người đẹp thời trang tìm hiểu được, cùng tham khảo nhé!
5 bài thuốc phòng bệnh viêm đường hô hấp
Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết, có rất nhiều thực phẩm giúp phòng ngừa, điều trị chứng viêm đường hô hấp. Qua nhiều năm, các thầy thuốc Đông y nghiên cứu, điều chế thành bài thuốc hữu hiệu, thích hợp sử dụng để nâng cao sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19, đồng thời phòng cảm mạo khi thời tiết giao mùa.
Trong đó, một số thực phẩm có tác dụng tốt như sau:
Phòng viêm đường hô hấp với quả bí đao
Bí đao gốc Ấn Độ, được trồng ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của châu Á và miền Đông châu Đại dương. Trong bí đao có chứa nước 67,9%, ngài ra là protein, vitamin, sắt và các khoáng chất khác. Quả có vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng lợi tiểu, giải khát, mát tim, tiêu sưng.
Bài thuốc trị viêm đường hô hấp cấp: 15 g hạt bí đao cùng đường phèn, giã nhuyễn. Sau đó trộn mật ong, uống với nước chín, ngày 2-3 lần.
Hạt bí đao, bồ công anh, kim ngân hoa, sinh ý dĩ nhân, ngư tinh thảo, hoa xà thiệt thảo (mỗi dược liệu 40 g); cùng đào nhân, cát cánh, cam thảo, rễ lau, bán chi liên, mộc hương (mội dược liệu 20 g); tổng lượng 320 g, sắc uống chữa viêm phổi, ung nhọt ở phổi.
Tác dụng của hành, hẹ với bệnh viêm đường hô hấp
Hành lá được cho là gia vị tuyệt hảo trong nấu nướng. Dân gian có câu: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Hành đóng vai trò quan trọng cho món ăn thơm ngon và kích thích tiêu hóa. Loại cây này có vị cay ngọt, tính ấm, tác dụng giải cảm, sát trùng. Đây là một gia vị tuyệt với chữa nhiều bệnh.
Hành tây là loại rau sử dụng phổ biến ở châu Âu trong các bữa ăn hàng ngày. Ở nước ta, hành tây cũng thường được sử dụng để xào với thịt, dầm giấm để ăn sống. Cây trồng lấy thân hành, củ ăn và làm thuốc. Lương y Sáng cho biết, hành tây là một thứ gia vị bổ, ngon. Nó có tác dụng thông tiểu và lợi đường hô hấp, chống nhiễm khuẩn,… Một số bài thuốc như sau:
- Hành trắng (cả rễ, lá) 30 g, gừng tươi 10 g, tía tô 20 g sắc uống, chữa khư hàn, thông khí trệ, giải cảm, ho.
- Hành tây 50 g sắc uống trị viêm phổi, khó thở, tiểu tiện không thông.
- Sắc hành tây lượng tùy dùng, lấy nước đặc, chế mật ong vào, uống một thìa vào buổi sáng. Nó sẽ bồi bổ cho người mới ốm dậy, ho, viêm đường hô hấp.
- Cũng giống như hành, hẹ cũng có tác dụng giải cảm, trị ho cùng các chứng viêm đường hô hấp bằng việc lấy lá hẹ một năm, sắc uống hàng ngày.
Sử dụng các loại rau họ cải
Cải bắp, cải bẹ trắng, cải canh, cải củ, cải soong,… Đây là những thực phẩm sẽ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, giúp tăng hệ miễn dịch. Không những vậy mà còn có thể làm nhiều bài thuốc trị chứng viêm đường hô hấp, cảm mạo. Cải bẹ trắng tính vị đắng, ngọt, hạt (bạch giới tử) giúp lợi khí, tiêu đờm, giảm ho.
Theo lương y, trong cải bắp có chất chống viêm loét là vitamin U. Tuy nhiên nó rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên phải ép lấy nước dùng. Cải bắp tươi lượng tùy dùng cùng đường, ép lấy nước uống. Thông thường 1 kg sẽ cho 500-700 ml nước ép. Nếu giã tươi lấy nước cốt cùng được 350-500 ml, uống liên tục trong 2 tháng. Đây là bài thuốc trị viêm đường hô hấp, ho.
Cây cải canh sắc uống cùng hạt cải canh trị ho, long đờm, giảm đau. Bài thuốc tiếp theo gồm dược liệu bạch giởi tử sao 12 g, hạt tía tô sao 12 g, hạt củ cải sao 12 g giật dã, sắc uống 1 tháng một ngày hoặc tán bột, làm viên, uống 4-8 g một ngày.
Với cải soong cũng là một loại rau rất tốt, chứa nhiều vitamin và muối khoáng. Bài thuốc hữu hiệu để giải cảm, phòng chống viêm đường hô hấp và chống mệt mỏi là: cải soong tươi 200-300 g, đường vừa đủ, giã vắt lấy nước cốt, pha đường uống hoặc sắc uống.
Mã thầy kết hợp đường phèn
Mã thầy hay còn có thể gọi là củ năn, tủy vu, bột tề, ô từ, ô vu, hắc sơn lăng, hồng từ cô, địa lật,… Loại củ này có chứa puchiin, có tính kháng khuẩn nên được các bác sĩ đông y sử dụng như một loại thuốc làm ức chế một số loại vi khuẩn như là tụ cầu vàng, trực khuẩn coli,… Theo các tài liệu đông y, mã thầy có vị ngọt và tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu tích, hóa đờm. Vì thế mã thầy thường được dùng khi bị sốt cao mất nước, tiểu ra máu do huyết nhiệt, vàng da, đại tiện ra máu, trĩ, sỏi đường tiết niệu, viêm phế quản, đau mắt đỏ, viêm họng,…
Để sử dụng mã thầy, bạn chỉ cần lấy 500 g loại củ này và đường phèn 250 g. Sau đó, đem mã thầy rửa sạch, loại bỏ lớp vỏ ngoài, thái thành miếng rồi ép lấy nước. Lọc nước ép mã thầy qua vải sạch rồi hòa với đường phèn uống vài lần trong ngày sẽ giúp thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đờm, chữa viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên như viêm amiđan, viêm họng, viêm phế quản,… hiệu quả.
Húng chanh với đường phèn
Húng chanh còn được gọi với tên là tần lá dày có thành phần chủ yếu là cavaron. Đây là một loại tinh dầu quý để chữa bệnh. Theo các bác sĩ đông y, tần lá dày có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Nó có tác dụng lợi phế, trừ ho, tiêu đờm, giải cảm, tiêu độc. Chính bởi điều này, húng chanh được dùng để chữa những triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như cảm cúm, ho hen, viêm họng, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi.
Để sử dụng, bạn có thể lấy 15-20g lá tươi của húng chanh giã với muối để vắt nước cốt uống. Hoặc bạn có thể đem húng chanh sôi kỹ với đường phèn hoặc hấp cơm đường phèn uống 2-3 lần/ngày. Với những trường hợp bị cảm lạnh do bị viêm đường hô hấp trên, bạn có thể sử dụng thêm húng chanh, gừng tươi, tía tô, vỏ quýt để sắc uống hàng ngày cũng có hiệu quả rõ rệt.