Những bệnh mùa đông

Những bệnh mùa đông thường gặp ở trẻ nhỏ và cách phòng bệnh

Mùa đông đến là nỗi ám ảnh của trẻ nhỏ với những căn bệnh thường gặp. Mùa đông có hơi lạnh kèm theo không khí khô khiến cho hệ miễn dịch của con người suy giảm. Đặc biệt là trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hay người già có hệ miễn dịch suy yếu. Nhiều bậc cha mẹ thường than phiền vì con mình dễ bị bệnh vào mùa lạnh. Bệnh mùa đông phổ biến nhất mà trẻ thường gặp phải đó là các bệnh về đường hô hấp cũng như tiêu hóa.

Thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp khiến trẻ em là người dễ bị bệnh. Như cảm, đau họng, ho, sốt,.. nếu không mặc đủ ấm. Và nếu như mặc quá ấm lại khiến trẻ vận động toát mồ hôi ngấm ngược trở lại bên trong cơ thể. Gây ra các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản,… Vậy làm thế nào để phòng bệnh mùa đông cho trẻ? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Cảm lạnh là bệnh mùa đông thường gặp ở trẻ

Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên. Nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt là những triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh.

Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay. Sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa.

Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình. Như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.

Cảm lạnh là bệnh mùa đông thường gặp ở trẻ

Bệnh đau khớp hay gặp vào mùa đông

Với những người bị viêm khớp mỗi khi trời lạnh đều cảm thấy đau đớn hơn nhất là vào mùa đông. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chưa được xác định rõ ràng. Chỉ có các triệu chứng đau và cứng khớp bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Không có bằng chứng nào cho thấy những thay đổi về thời tiết gây ra các tổn thương ở khớp.

Bạn có thể phòng chống bằng cách tập thể dục hàng ngày có thể làm tăng trạng thái tinh thần và thể chất. Bơi là cách luyện tập lý tưởng vì nó tác động lên các khớp.

Hạ thân nhiệt là bệnh thường gặp vào mùa đông

Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ. Và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ. Và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo.

Theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt. Trước khi các triệu chứng trở nặng hơn. Cách tốt nhất để giúp những người bị hạ thân nhiệt là quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại.

Viêm họng là bệnh mùa đông thường gặp ở trẻ

Viêm họng là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ. Chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng.

Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

Hiện tượng tay, chân lạnh cứng

Hiện tượng tay bị lạnh là một tình trạng phổ biến khiến ngón tay và ngón chân bạn thay đổi màu sắc và trở nên rất đau đớn trong thời tiết lạnh.

Các ngón tay có thể chuyển sang màu trắng, sau đó là màu xanh, rồi đỏ và sưng tấy. Các mạch máu nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị co thắt lại, khiến lưu lượng máu đến tay và bàn chân của bạn giảm.

Lời khuyên cho khi tay lạnh là: Đừng hút thuốc hoặc uống cà phê (cả hai có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng) và luôn luôn đeo găng tay, vớ và giày dép ấm khi ra ngoài trong thời tiết lạnh.

Bệnh mùa đông khô da, tróc da

Da khô là một tình trạng thường gặp và trở nên tồi tệ hơn trong mùa đông, khi độ ẩm xuống thấp. Dưỡng ẩm là điều vô cùng cần thiết trong mùa đông để ngăn chặn tình trạng này. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người là các loại kem dưỡng ẩm được hấp thụ qua da, trên thực tế chúng hoạt động như một chất kết dính để ngăn chặn độ ẩm tự nhiên của da bốc hơi đi.

Thời gian tốt nhất để bôi kem dưỡng ẩm là sau khi tắm – lúc này da vẫn còn ẩm và một lần nữa trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên nhớ tắm nước ấm thay vì nước quá nóng. Bởi nước quá nóng sẽ khiến da khô và gây ngứa da.

Bệnh mùa đông khô da, tróc da

Bệnh quai bị là bệnh mùa đông gặp ở trẻ

Còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Triệu chứng của bệnh: sốt, sưng quai hàm và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt, đôi khi là tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.

Cách phòng tránh

Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm. Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.

  • Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.
  • Kiêng nước lạnh, kiêng gió.
  • Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).
  • Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng.
  • Như thế sẽ giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.
  • Ăn đa dạng các loại rau xanh và quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
  • Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần sớm đưa đến bệnh viện.

Đau dạ dày do lạnh – Bệnh mùa đông ở trẻ

Thời tiết lạnh thường hay bị đau bao tử và vết loét có vẻ đau nhiều hơn. Trẻ trong độ tuổi từ 10-16 tuổi: thường đau bụng vùng thượng vị, cơn đau râm ran, âm ỉ, tuy nhiên đôi khi có cảm giác bỏng rát. Thường bị đau trước hoặc sau ăn, một số ít trẻ còn bị đau về đêm. Thời gian mỗi cơn đau từ chục phút đến hàng giờ, mỗi đợt đau thì có thể kéo dài nhiều ngày, có thể đau hàng tuần hoặc đau hàng tháng.

Với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi: trẻ ở trong độ tuổi này khi bị đau dạ dày có thể có cơn đau bụng giống với đau bụng do giun. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh thường bị nhầm lẫn với đau bụng giun và đau dạ dày ở trẻ lứa tuổi này. Trong khi chưa có phương pháp hữu hiệu ngăn chặn viêm loét bao tử. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng.

Cách phòng tránh bàn cần làm là hàng ngày, làm những việc khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng. Như tắm nóng, đi bộ trong công viên. Hoặc xem một trong những bộ phim yêu thích của bạn.

Bệnh viêm mũi – xoang ở trẻ

Biểu hiện của bệnh

Ngứa và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Trẻ còn bú thì bị nghẹt mũi, thở khò khè, phải thở bằng miệng, khi bú phải ngưng lại nhiều lần để thở, ngủ không yên giấc.

Cách phòng, chữa bệnh

  • Ăn uống đủ chất, cân bằng, nghỉ ngơi, tập luyện điều độ để cơ thể khảo mạnh. Và có một sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm và phục hồi nhanh chóng.
  • Uống nhiều nước: Bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, trà thảo dược có tác dụng tốt. Để rửa sạch các chất nhầy vì chúng chính là nguyên nhân khiến bạn khó thở, khó chịu và mệt mỏi.
  • Chườm ấm: Dùng khăn ấm chườm quanh mũi, mắt, đầu để giảm đau nhức. Và giúp chất nhầy dễ thoát hơn;
  • Súc miệng bằng dung dịch lá chanh khô. Đun sôi lá chanh khô với nước trong 10-15 phút, lọc lấy nước. Và dùng dung dịch này để súc miệng sẽ cho cảm giác dễ chịu.
  • Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá…
  • Tránh hít luồng không khí lạnh, khô. Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh. Hoặc máy quạt khi nằm ngủ, hoặc khi ngồi làm việc
  • Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước biển.
  • Tránh stress: Khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm trùng. Trong đó mũi xoang dễ bị nhiễm nhất vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể.

Bệnh viêm mũi – xoang ở trẻ

Bệnh đau tim phổ biến hơn vào mùa đông

Các cơn đau tim cũng phổ biến hơn vào mùa đông. Điều này có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và gây nhiều áp lực hơn lên tim. Trái tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn. Để duy trì nhiệt của cơ thể khi trời lạnh.

Cách phòng bệnh: Giữ ấm căn nhà của bạn, duy trì nhiệt độ phòng ở mức thấp nhất là 18 độ C. Và sử dụng bình nước nóng hoặc chăn điện. Để giữ ấm trên giường. Mặc ấm khi bạn đi ra ngoài và nhớ đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết do sức đề kháng còn yếu. Để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh cho trẻ. Các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn như tránh để nhiễm lạnh. Ăn uống, vận động hợp lý, giữ vệ sinh đúng cách,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *