Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ và cách phòng tránh

Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ và cách phòng tránh

Bệnh tự kỷ ở trẻ thực tế là hội chứng rối loạn phát triển tâm lý gây lên một số tình trạng nguy hiểm. Như trẻ thường tự cô lập bản thân với mọi người và luôn sống một mình. Đây cũng là hiện tượng ám ảnh tâm lý nghiêm trọng. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Khó khăn lớn nhất của trẻ mắc bệnh tự kỷ là nhận thức về tất cả các hình thức. Trong đó khó nhận thức cả về học tập, kỹ năng giao tiếp, hòa nhập cộng đồng,…

Bệnh tự kỷ là căn bệnh nguy hiểm xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới. Nhưng bệnh chủ yếu tại các nước phát triển và đang phát triển. Tại Việt Nam, tự kỷ ngày càng gia tăng, nguy hiểm hơn con số này tăng nhanh ở trẻ em. Theo thống kê, cứ 1000 trẻ em lại có 2-5 trẻ mắc bệnh tự kỷ. Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu về bệnh, những dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách phòng chống bệnh. Để bảo vệ con mình tránh khỏi sự nguy hiểm, ám ảnh tâm lý của tự kỷ gây ra.

Dấu hiệu mắc bệnh tự kỷ ở trẻ

Năm dấu hiệu cờ đỏ nghi ngờ mắc tự kỷ như sau:

  • Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi.
  • Không biết ra hiệu (chỉ tay, vẫy tay, bắt tay…) khi 12 tháng tuổi.
  • Không nói từ đơn khi 16 tháng tuổi.
  • Không tự nói câu hai từ khi 24 tháng tuổi (không tính việc trẻ lặp lại lời nói).
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Dấu hiệu mắc bệnh tự kỷ ở trẻ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ em

Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển

Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ. Cụ thể, tổn thương não bộ thường thấy ở những trẻ em có tình trạng dưới đây.

  • Đẻ non tháng dưới 37 tuần.
  • Cân nặng khi sinh thấp dưới 2.500g.
  • Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh.
  • Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa.
  • Vàng da nhân não sơ sinh.
  • Chảy máu não-màng não sơ sinh.
  • Nhiễm khuẩn thần kinh như viêm não, viêm màng não.
  • Thiếu ôxy não do suy hô hấp nặng.
  • Chấn thương sọ não.
  • Nhiễm độc thuỷ ngân.

Ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền

– Bất thường về nhiễm sắc thể.
– Bệnh di truyền theo gen hoặc nhóm gen.

Mầm mống của tự kỷ có thể nằm ẩn đâu đó trong bộ gen người, bị xoắn lại trong một số chuỗi gen chưa được đặt tên. Tuy có cơ sở di truyền mạnh mẽ nhưng cơ chế của nó lại rất phức tạp, mà khoa học hiện đại vẫn chưa thể giải thích được một cách rõ ràng.

Ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường

– Môi trường sống ít có kích thích lên sự phát triển của trẻ trong 24 tháng đầu: chủ yếu cho trẻ xem vô tuyến truyền hình, quảng cáo, âm nhạc… thay cho sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ và gia đình.

– Một số hoá chất, kim loại nặng có thể gây tổn thương não.

Cách phòng bệnh tự kỷ ở trẻ em

– Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ.
– Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ tổn thương não.
– Khám trẻ khoẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh có nguy cơ cao thường quy hàng quý trong 24 tháng đầu đời có thể phát hiện sớm các rối loạn phát triển trong đó có tự kỷ.

Cách phòng bệnh tự kỷ ở trẻ em

Ngày nay, số trẻ em mắc bệnh tự kỉ ngày càng tăng lên (cứ 1.000 trẻ thì có 2 – 5 trẻ bị tự kỷ), điều này khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng. Bệnh phổ biến như vậy, nhiều trẻ mắc như vậy, nhưng họ lại không hiểu rõ về căn bệnh tự kỉ, thành ra việc phát hiện phòng tránh bệnh khá khó khăn.

Muốn chăm sóc trẻ tốt, muốn trẻ phát triển tốt và tránh mắc bệnh thì cần hiểu rõ về bệnh tự kỉ – nguyên nhân trẻ tự kỉ và cách phòng tránh và từ đó có chế độ chăm sóc trẻ tốt, phòng tránh bệnh tự kỉ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *