Mách các mẹ một số biện pháp ngăn ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Mách các mẹ một số biện pháp ngăn ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là một trong những bệnh phổ thông. Bệnh tiêu chảy gặp ở tất cả mọi người kể cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, vì trẻ có hệ tiêu hóa vẫn còn kém. Do vậy dễ bị mắc tiêu chảy hơn người trưởng thành. Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là do đường ăn uống không sạch, ăn thức ăn không phù hợp gây kích ứng. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy ở trẻ đó là phân đi ngoài lỏng. Trẻ cảm thấy đau bụng dữ dội, quấy khóc, bỏ ăn.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nặng. Thậm chí nếu để quá lâu, người bị bệnh có thể tử vong do mất nước. Theo thống kê hàng năm có khoảng gần 2 triệu người tử vong do bệnh này. Đây là con số không thể coi thường và lơ là về sự nguy hiểm của nó. Thực chất, trẻ mắc tiêu chảy sẽ bị mất nước, mất cân bằng các chất điện giải. Điều này dẫn đến ngất, có thể hôn mê sâu. Thậm chí ảnh hưởng xấu nhất đến sức khỏe trẻ nhỏ. Vậy, tiêu chảy cấp ở trẻ là gì? Phòng và chăm sóc trẻ bị bênh như nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây!

Tiêu chảy cấp ở trẻ là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng hoặc toé nước ít nhất 3 lần/ 24 giờ. Hàng năm, trên thế giới có khoảng từ 1,5 – 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em sau nhiễm trùng đường hô hấp. Mặc dù tiêu chảy cấp hiếm khi nghiêm trọng. Nên hầu như chỉ cần chăm sóc cho bé tại nhà. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng mất nước, mất cân bằng các chất điện giải (natri, kali, clorua) nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ. Do đó, việc chăm sóc đúng cách và phòng ngừa cho trẻ bị tiêu chảy tại nhà rất quan trọng.

Tiêu chảy cấp ở trẻ là gì?

Hệ tiêu hóa ở trẻ bình thường

Khối lượng, tần suất và độ đặc bình thường của phân thay đổi tùy theo độ tuổi, cân nặng và chế độ ăn của trẻ. Về tần suất, trẻ sơ sinh ‘đi ngoài’ từ 3 đến 10 lần mỗi ngày là bình thường. Thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn của trẻ. Trẻ bú mẹ thường đi phân nhiều lần hơn so với trẻ bú sữa công thức. Trẻ nhũ nhi, trẻ mới biết đi và trẻ em thường đi tiêu một đến hai lần mỗi ngày.

Về độ đặc và màu sắc, trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ đang bú mẹ. Thường đi ngoài ra phân mềm, có thể có màu vàng, xanh lá cây. Hoặc nâu, và  có vẻ như chứa hạt hoặc những cục sữa đông nhỏ.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em phổ biến nhất là do virus. Cụ thể, trẻ bị tiêu chảy có thể là do nhiễm virus. Như rotavirus, vi khuẩn như Salmonella. Và hiếm gặp hơn nữa là nhiễm ký sinh trùng như Giardia. Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường xuất hiện rất nhanh. Có thể bao gồm buồn nôn và có xu hướng biến mất trong vòng 24 giờ.

Nếu bạn và bé đã đi du lịch ngoài nước gần đây, hãy cho bé đi khám bác sĩ. Con bạn rất có thể cần phải xét nghiệm phân. Các loại thuốc như thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh. Cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ em cũng như người lớn. Các nguyên nhân khác của bệnh tiêu chảy bao gồm bệnh đại tràng kích thích. Bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm và loét dạ dày. Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy của con mình, hãy đưa bé đi khám.

Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng vi khuẩn. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Và nhiễm trùng ngoài hệ tiêu hóa. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra tiêu chảy.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

Một số khuyến nghị đơn giản giúp chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà như sau:

  • Trẻ bị mất nước cần được bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống Oresol- là dung dịch chứa glucose và chất điện giải theo tỷ lệ thích hợp cho nước mất do ói, đi tiêu..
  • Trẻ không bị mất nước nên tiếp tục ăn chế độ ăn bình thường.
  • Trẻ đang bú mẹ nên tiếp tục bú mẹ trừ khi phụ huynh được bác sĩ hướng dẫn khác.

Sau khi được bù nước, ngay cả những trẻ bị nặng vẫn có thể tiếp tục chế độ ăn bình thường. Hầu hết trẻ em bị tiêu chảy đều dung nạp được các sản phẩm sữa bò nguyên chất. Không cần thiết phải pha loãng hoặc ngừng sữa. Trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bò.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

Thực phẩm được khuyến nghị bao gồm các loại tinh bột. Như gạo, lúa mì, khoai tây, bánh mì, thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau. Nên tránh thực phẩm giàu chất béo sẽ gây khó hấp thụ hơn. Tránh đồ uống thể thao vì chúng có quá nhiều đường. Và có nồng độ chất điện giải không phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy. Nên cung cấp thức ăn với khối lượng nhỏ hơn, thường xuyên hơn để giảm nguy cơ nôn mửa.

Lưu ý về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Cần đưa trẻ đến khám ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Tiêu chảy có máu
  • Từ chối ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong hơn vài giờ ở trẻ sơ sinh và hơn tám giờ ở trẻ nhỏ.
  • Mất nước từ trung bình đến nặng
  • Đau bụng từng cơn hoặc dữ dội
  • Thay đổi hành vi, thờ ơ hoặc giảm phản ứng
  • Nôn dữ dội, lặp đi lặp lại

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên

Cha mẹ có trẻ bị tiêu chảy cần thận trọng. Để tránh lây nhiễm cho bản thân, gia đình và bạn bè. Chăm sóc trẻ bằng rửa tay, quấn tã. Và giữ trẻ bị bệnh không đến trường hoặc nhà trẻ. Cho đến khi hết tiêu chảy là một số cách để hạn chế số lây lan bệnh.

Rửa tay là một cách cần thiết và rất hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Lý tưởng nhất là rửa tay với nước và xà phòng trong vòng 15 đến 30 giây. Cần đặc biệt chú ý đến móng tay, kẽ ngón tay và cổ tay. Nên rửa tay thật sạch và lau khô bằng khăn dùng một lần. Nước rửa tay chứa cồn là một lựa chọn thay thế tốt để khử trùng tay. Nếu không có bồn rửa tay. Tuy nhiên, nước rửa tay chứa cồn không ngăn ngừa được tất cả các loại bệnh tiêu chảy. Ví dụ: Norovirus, Clostridium difficile. Nên xoa đều lên toàn bộ bề mặt bàn tay, ngón tay và cổ tay cho đến khi khô, có thể dùng nhiều lần.

Cần rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã hoặc chạm vào bất kỳ vật dụng nào dính bẩn. Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống. Sau khi đi vệ sinh, sau khi xử lý rác hoặc quần áo bẩn. Sau khi chạm vào động vật hoặc vật nuôi, và sau khi xì mũi hoặc hắt hơi.

Vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên

Một số khuyến cáo từ WHO

Trẻ bị tiêu chảy không nên đi bơi ở bể bơi. Những trẻ không được tập luyện đi vệ sinh nên tránh bơi trong bể bơi. Trong vòng một tuần sau khi bệnh tiêu chảy đã khỏi. Ngoài các biện pháp can thiệp được liệt kê ở trên, một số khuyến nghị của WHO để ngăn ngừa tiêu chảy. Bao gồm:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú mẹ cho đến khi trẻ được hai tuổi.
  • Lưu ý cho trẻ ăn và uống thực phẩm và nước an toàn, nước nên được đun sôi lăn tăn trong ít nhất 5 phút là tối ưu để chuẩn bị thức ăn và đồ uống cho trẻ nhỏ.
  • Việc sử dụng nhà tiêu, phải được đặt cách nguồn nước uống trên 10 mét và xuống dốc so với nguồn nước.
  • Tiêm chủng – WHO khuyến cáo rằng vaccine Rota cho trẻ sơ sinh phải được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia và đặc biệt khuyến nghị ở các quốc gia nơi tử vong do tiêu chảy chiếm ≥10% tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Bài viết trên hy vọng đã đem lại cho các bạn đọc những thông tin cần thiết. Về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ. Từ đó hãy là những người mẹ, người cha thông minh bảo vệ con mình bởi các tác nhân gây bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *