Kinh nghiệm tránh các bẫy du lịch cho du khách
Khi đi du lịch, bạn chỉ mải mê vui chơi, nghỉ dưỡng thỏa thuê mà quên mất một điều là phải phòng tránh các đối tượng lừa đảo, trộm cắp và các bẫy du lịch. Chuyến đi của bạn sẽ thật sự trọn vẹn và vui vẻ khi bạn biết cách vui chơi, di chuyển, ăn uống và mua sắm phù hợp. Hạn chế các tình trạng bị phạt, bị lừa đảo bởi người dân hay các cửa hàng địa phương. Do đó, bạn nên trang bị cho mình những kĩ năng và kiến thức cơ bản để phong ngừa và tránh mắc phải các bẫy du lịch ấy. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều kinh nghiệm có ích cho các chuyến đi du lịch bạn nhé!
Lau chùi vết bẩn trên giày
Trong môi trường xa lạ, chúng ta thường dễ bị tổn thương. Và đó là lý do du khách dễ bị lừa hơn.
Dưới đây là những bẫy du lịch phổ biến nhất mà du khách có thể gặp. Do Escape tổng hợp lại theo các chia sẻ của khách Australia.
Đó là một “thủ thuật” nhỏ của những kẻ lừa đảo. Khi đang đi trên phố hay ở nơi công cộng. Một người dân địa phương sẽ nói rằng trên giày có một vết bẩn. Sau đó, khi bạn chưa kịp phản ứng, họ sẽ nhanh chóng cúi xuống, dùng một bình xịt lên giày, và lau cho bạn. Việc tiếp theo là bạn phải trả họ tiền cho hành động vừa rồi. “Tôi từng gặp điều như vậy khi tới Ấn Độ. Nhưng may mắn hôm đó tôi đi dép. Và có thể thoát khỏi cái bẫy”. Du khách Lachlan Burnet chia sẻ.
Bị “chặt chém” khi thanh toán
Rất nhiều du khách đã phàn nàn về việc họ bị “chặt chém” khi đi du lịch. Vì chủ quan không hỏi giá từng món ăn khi không nhìn thấy giá tiền in trên thực đơn. Du khách Pauline Elters kể về câu chuyện của mình. “Chúng tôi đến một nhà hàng ở Isle of Capri, Italy. Món mì ống có giá 8 euro. Chúng tôi gọi hai đĩa mì và thêm hai chai nước ngọt. Sau đó hóa đơn được đưa ra. Và nước ngọt có giá 6 euro, gần bằng món ăn chính”.
Chiêu thức lừa đảo bằng đồ uống
Janette Heazlewood từng đến Bangkok, Thái Lan du lịch. Khi đứng bên ngoài cổng Cung điện Hoàng gia, một người đàn ông đã đến và mời cô một chai đồ uống. Heazlewood đứng nhẩm tính để đổi mệnh giá tiền từ đồng baht sang đồng đô la Australia. Người này đã mở nắp chai nước và nói rằng cô phải mua. Nữ du khách lúc đó không có thời gian tranh luận với người bán hàng. Vì phải đuổi kịp nhóm của mình. Do đó, cô đã mua chai nước nhỏ với giá 5 AUD (81.000 đồng).
Bị cướp giật và móc túi
Đây không còn là điều xa lạ đối với du khách khi tới các điểm du lịch đông đúc trên thế giới. Nhiều người thậm chí bị mất ví trong đó có cả hộ chiếu, giấy tờ tùy thân, tiền mặt và thẻ tín dụng.
Bán đồ cho du khách với giá cao
Thái Lan và Italy là những quốc gia có các cửa hàng áp dụng bán hai giá với một món ăn. Giá bán cho khách du lịch bao giờ cũng đắt hơn cho người địa phương. Khi phát hiện ra sự chênh lệch này, cách tốt nhất là bạn nên rời đi. Và tìm một cửa hàng khác bán giá “công bằng” hơn.
Taxi “dù”
Taxi “dù” là những người lắm chiêu trò nhất. Họ có thể đưa bạn tới những nơi đồng không mông quạnh. Có thể dẫn bạn tới nhà nghỉ mà họ đã thỏa thuận trước để lấy tiền “hoa hồng”. Ngoài ra họ còn có thể đi lòng vòng hoặc xếp hành lý của bạn lên cốp sau rồi… phóng mất.
Nhà nghỉ, khách sạn “ma”
Để tiết kiệm tiền, nhiều “phượt thủ” thích thuê các nhà nghỉ, nhà trọ của dân địa phương. Tuy nhiên, nếu không thông qua một website hay hãng môi giới đáng tin cậy. Tốt nhất bạn không nên đặt nhà nghỉ kiểu này.
Rất nhiều kẻ lừa đảo đã chụp ảnh khách sạn, nhà nghỉ ở nơi khác và đăng tin lên website với giá hấp dẫn. Đề nghỉ khách trả trước 10 – 50 % phí đặt phòng để rồi khi khách đến, tất cả chỉ là một bãi đất trống. Bạn vừa mất tiền, vừa không có chỗ nghỉ chân.