Đội tuyển Đua thuyền Rowing Việt Nam dành hai vé dự Olympic Tokyo 2020
Chèo thuyền không chỉ là môn thể thao ở Việt Nam. Mà nó còn là truyền thống của dân tộc ta khi mà rất nhiều những hoạt động liên quan đến việc chèo thuyền đã có từ xa xưa. Có thể kể đến như hội Lim, đua thuyền đuôi én hay thậm chí là chiến thắng ở trận Bình Lệ Nguyên cũng mang đậm dấu ấn của những con thuyền. Ngày nay, đua thuyền được phát triển hơn nhiều và là một trong những bộ môn thể thao quan trọng của Olympic với tên chính thức là Rowing. Ở thế vận hội năm nay, đội tuyển Rowing Việt Nam sẽ được góp mặt do đã xuất sắc dành 2 tấm vé tiếp theo vào Olympic Tokyo 2020. Qua đó nâng tổng số tấm vé lên con số 8.
Lịch sử hình thành phát triển của bộ môn đua thuyền
Chèo thuyền là một môn thể thao có từ thời Ai Cập cổ đại. Nó dựa trên việc đẩy một chiếc thuyền trên nước, sử dụng các mái chèo. Bằng cách đẩy ngược dòng nước với mái chèo, một lực được tạo ra để đẩy con thuyền. Môn thể thao có thể dùng để giải trí, với mục tiêu học hỏi kỹ thuật chèo thuyền. Hoặc để thi đấu, khi các vận động viên đua với nhau trên thuyền. Có một số loại thuyền khác nhau dùng để tranh tài, từ thuyền đơn đến thuyền 8 chỗ.
Chèo thuyền hiện đại như một môn thi đấu có nguồn gốc từ đầu thế kỉ 17. Khi các cuộc đua thuyền được tổ chức cho các thủy thủ chuyên nghiệp trên sông Thames, London, Anh Quốc. Giải thường được trao bởi Phường hội London. Các cuộc thi đấu nghiệp dư được bắt đầu từ cuối thế kỉ 18. Với sự xuất hiện của các câu lạc bộ chèo thuyền của các trường công Anh. Như Học viện Eton, trường Shrewsbury, trường Wesminter.
Tuyển Rowing Việt Nam hướng tới Olympic Tokyo 2020
Tại giải, đội tuyển Rowing Việt Nam thi đấu 3 nội. Thuyền đôi nữ hạng nhẹ (Lường Thị Thảo, Đinh Thị Hảo), cá nhân nữ đôi mái chèo (Phạm Thị Huệ) và cá nhân nam đôi mái chèo (Nguyễn Văn Hiếu). Các VĐV đội tuyển Rowing tham dự giải đều đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Với mục tiêu là phấn đấu giành vé tham dự Thế vận hội Olympic Tokyo 2020.
Thành tích của từng nội dung ở bộ môn Rowing
Cụ thể, ở nội dung đôi nữ hạng nhẹ Lường Thị Thảo và Đinh Thị Hảo đã thi đấu xuất sắc mang về cho Rowing Việt Nam tấm vé tham dự Olympic Tokyo. Khi cán đích ở vị trí thứ 2 với thời gian 7 phút 17 giây 34. Cả hai VĐV này đều là những gương mặt đã từng giành những tấm huy chương danh giá tại các đấu trường khu vực, châu lục.
Ở nội dung thuyền cá nhân nữ đôi mái chèo. Nhà vô địch SEA Games – Phạm Thị Huệ cũng góp mặt trong top 5 với thời gian 7 phút 58 giây 86. Đồng thời đủ điều kiện vượt qua vòng loại. Tay chèo Phạm Thị Huệ (đơn vị Đà Nẵng) được đánh giá là một VĐV có bề dày thành tích. Khi đạt chuẩn Olympic ở cả 2 kỳ Thế vận hội liên tiếp năm 2016 và 2021.
Còn ở nội dung cá nhân nam thuyền đôi mái chèo. Nguyễn Văn Hiếu đã vượt qua các đối thủ mạnh khu vực Đông Nam Á vào tới vòng chung kết. Nhưng đáng tiếc anh chỉ giành vị trí thứ 6/17 quốc gia tham dự. Mặc dù không đạt chuẩn Olympic nhưng đây là thành tích tốt nhất từ trước đến nay của Việt Nam ở nội dung thuyền nam.
Tấm vé tham dự Olympic Tokyo 2020 thứ 8 của Việt Nam
Chia sẻ về thành tích của đội tuyển tại giải đấu này. Bà Dương Thị Hồng Hạnh – phụ trách bộ môn Đua thuyền Tổng cục TDTT cho biết: Cả 3 nội dung của tuyển Rowing Việt Nam đều phải thi đấu trong ngày cuối cùng của giải 7/5 (do ảnh hưởng của thời tiết nên lịch thi đấu trong ngày 5/5- bị dồn vào 2 ngày còn lại).
Trong điều kiện thời tiết không tốt. Thời gian thi đấu gần nhau và quá trình chuẩn bị cho giải đấu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Nhưng các VĐV của chúng ta đã thi đấu xuất sắc và giành được kết quả tuyệt vời.
Như vậy, tính tới thời điểm này Thể thao Việt Nam đã có 8 VĐV giành suất dự Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 gồm: Nguyễn Huy Hoàng (Bơi), Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành (Thể dục dụng cụ), Nguyễn Văn Đương (Quyền Anh), Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Hoàng Phi Vũ (Bắn cung), Lường Thị Thảo, Đinh Thị Hảo (Đua thuyền Rowing).
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về một số bộ môn thể thao khác nhé!