Cách tăng sức đề kháng cho trẻ thấp còi và suy dinh dưỡng
Theo như các bác sĩ cho biết, những năm đầu đời hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ốm. Nhất là đối với thời tiết khí hậu thay đổi thất thường như ở nước ta, cho nên trẻ rất dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Chính vì những điều đó mà các bà mẹ cần phải hết sức quan tâm đến việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ để trẻ luôn có một cơ thể khỏe mạnh và thông minh hơn. Vậy để tăng cường sức đề kháng cho trẻ bạn tham khảo bài viết sau đây của nguoidepthoitrang nhé!
Cho trẻ bú bằng sữa mẹ để tăng sức đề kháng
Sữa mẹ cung cấp nguồn kháng thể quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch. Bảo vệ trẻ nhỏ bởi các tác nhân xấu gây bệnh rất hiệu quả. Nhất là các bệnh lý viêm nhiễm. Các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Với những bà mẹ không đủ sữa hãy cố gắng kiên trì cho con bú ít nhất từ 2 đến 3 tháng đầu tiên để bổ sung khả năng miễn dịch cho bé.
Thực đơn tăng sức đề kháng
Theo Ts.Bs Từ Ngữ (Tổng thư kí Hội dinh dưỡng Việt Nam): “Cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để bé không rơi vào tình trạng mất sức khi bị bệnh hoặc bị các tác nhân xấu tấn công”
Bổ sung dưỡng chất đầy đủ là một yếu tố quan trọng. Các bà mẹ cần phải tăng cường bổ sung thêm các loại rau xanh, quả tươi chứa hàm lượng vitamin C và dưỡng chất thiết yếu để nâng cao hệ thống miễn dịch cho bé. Đặc biệt các chất này còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào cơ thể như:
- Chuối: Chuối là loại trái quả chứa hàm lượng cao vitamin B6. Chất xơ tiêu hóa và kali trong chuối có tác dụng ngăn ngừa cảm cúm tuyệt vời.
- Cam, quýt, bưởi là những loại quả có hàm lượng Vitamin C dồi dào. Hỗ trợ giảm sự tấn công của virus gây bệnh.
- Các loại rau cải, súp lơ xanh: vô cùng giàu vitamin C, carotene, protein và nhiều khoáng chất thiết yếu. Giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.
- Bên cạnh rau xanh và hoa quả mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm các loại thịt giàu protein, omega, kẽm như thịt bò, gà, hải sản… vào thực đơn hàng ngày của bé. Vì đây thành phần quan trọng để bảo vệ, duy trì, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ các tế bào bạch cầu của cơ thể chống nhiễm trùng cực kỳ hiệu quả.
Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
Uống đủ nước
Nước có tác dụng vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể. Đồng thời đào thải chất độc hại thông qua việc tiết mồ hôi. Việc uống đầy đủ nước sẽ tăng cường trao đổi chất, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn. Hỗ trợ tim vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho các tế bào. Góp phần thúc đẩy hình thành miễn dịch trong cơ thể
Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ bị gián đoạn dẫn đến việc giải phóng các hormone gây căng thẳng. Có tác động tiêu cực trên hệ miễn dịch làm cơ thể suy yếu. Vậy nên hãy cho trẻ ngủ đủ giấc để tinh thần luôn tỉnh táo, khỏe mạnh.
Tăng cường vận động
Hoạt động này đã được chứng minh tăng khả năng tiêu diệt các khối u và các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể. Hơn nữa việc này còn giúp phóng thích endorphin kích thích hệ bạch huyết hoạt động mạnh mẽ. Tăng cường hệ thống miễn dịch ngăn chặn các chủng virus tấn công vào cơ thể. Tuy nhiên thời tiết hiện nay thường xuyên mưa lạnh, trẻ cũng hạn chế ra ngoài để tránh lây lan dịch bệnh. Bố mẹ có thể khắc phục bằng cách cho trẻ tập những bài thể dục nhẹ nhàng ngay trong nhà. Đây cũng là cách nâng cao sức đề kháng hiệu quả cho trẻ.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày
Virus, vi khuẩn và nguồn bệnh có ở rất nhiều nơi. Vì vậy hãy giúp trẻ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay. Đồng thời cũng sát khuẩn đồ chơi và những vật dụng trẻ hay cầm nắm để hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh.