Cách phòng bệnh đột quỵ cho người lớn tuổi hiệu quả
Đột quỵ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu phát bệnh mà không kịp thời trị liệu. Căn bệnh này thường xuất hiện phần lớn ở người cao lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bới áp lực công việc, cuộc sống hiện đại làm con người ít rèn luyện sức khỏe, vì vậy, căn bệnh này đã thường gặp ở những người trẻ tuổi. Những người có những bệnh nền khác như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường,… cũng là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao. Vì vậy, mọi người phải hiểu biết để có cách phòng chống căn bệnh này. Nhất là lúc thời tiết chuyển giao đột ngột cần tăng thêm cảnh giác. Sau đây, Người đẹp thời trang sẽ chia sẻ cho bạn cách phòng chống bệnh đột quỵ cho người lớn tuổi hiệu quả.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đột quỵ
Các triệu chứng của đột quỵ não thường xuất hiện đột ngột và ngắt quãng. Bất cứ ai trong chúng ta cần học cách nhận biết dấu hiệu đột quỵ ngay khi chúng bắt đầu. Nếu trùng khớp với nhiều hơn một đặc điểm dưới đây thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao:
- Tê cứng đột ngột vùng mặt, tê yếu tay hoặc chân, đặc biệt là một bên cơ thể.
- Rối loạn thị giác đột ngột ở một hay hai mắt.
- Đầu óc lú lẫn, không hiểu lời người khác nói, giảm khả năng diễn đạt ngôn từ hoặc không nói được.
- Choáng váng, mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp các động tác.
- Đau đầu nghiêm trọng trong thời gian ngắn mà không rõ lý do, có thể kèm theo buồn nôn ói.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ
Đột quỵ là não bộ bị tổn thương do những gián đoạn trong quá trình cấp máu. Dẫn tới thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cho tế bào. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Do sự chết dần của các tế bào não. Bệnh thường diễn biến rất nhanh. Kể cả khi đã được cấp cứu kịp thời thì người đột quỵ cũng phải đối mặt với những nguy cơ. Như: Tê liệt một phần cơ thể, nói khó, méo miệng, rối loạn cảm giác, giảm trí nhớ,…
Một nguyên nhân nào đó khiến cho mạch máu bị hẹp lại, lưu lượng máu lên não giảm. Hoặc vỡ mạch máu não là hai cơ chế chính trong bệnh đột quỵ. Thông thường, đột quỵ xuất hiện chủ yếu ở người có bệnh lý nền. Như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu. Tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao là những nguyên nhân gây đột quỵ. Vậy tại sao đột quỵ lại xuất hiện nhiều ở những người bị tiểu đường, mỡ máu và tăng huyết áp?
Nguyên nhân từ bệnh tăng huyết áp
Huyết áp cao làm tốc độ lưu thông máu tại các mao mạch máu não tăng. Dẫn tới quá trình trao đổi khí và chất dinh dưỡng không kịp diễn ra. Mặt khác, huyết áp cao cũng làm tăng áp lực lên thành mạch. Trong khi đó mạch máu ở não rất mỏng và yếu. Rất dễ nứt vỡ dưới tác động của áp lực cao. Một nguyên nhân khác cũng khiến cho tăng huyết áp dễ gây đột quỵ đó là huyết áp cao. Làm tăng độ ma sát và khiến các cục máu đông dễ hình thành hơn. Khi đó, cục máu đông di chuyển lên não, bít tắc một phần hoặc hoàn toàn mạch máu. Dòng máu không lưu thông qua được sẽ bị ứ lại. Dưới áp lực máu cao có thể gây vỡ mạch, xuất huyết.
Nguyên nhân từ mỡ máu cao
Khi mỡ máu tăng cao, mỡ máu có thể bám lại trên thành mạch tạo thành các mảng xơ vữa. Sự hình thành các mảng xơ vữa này làm hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu lên não. Không chỉ vậy, tính đàn hồi của mạch máu tại những vị trí bị xơ vữa cũng giảm xuống. Thành mạch rất dễ nứt vỡ ra khi áp lực tăng lên.
Mặt khác, các mảng xơ vữa nhỏ có thể bị bong ra khỏi mảng lớn, di chuyển đến mạch máu não. Gây bít tắc lòng mạch và đột quỵ rất dễ xảy ra.
Nguyên nhân từ bệnh tiểu đường
Bình thường, gan làm nhiệm vụ chuyển hóa glucose về dạng glycogen và dự trữ tại cơ quan này. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu cao, gan bão hòa glycogen thì glucose sẽ được chuyển hóa về dạng acid béo, hình thành triglycerid. Sự gia tăng nồng độ triglyceride trong máu làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nguy cơ đột quỵ tăng cao.
Cách phòng chống bệnh đột quỵ
Nếu như không áp dụng các biện pháp kiểm soát, người bị tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ rất cao. Vì vậy, người bệnh nên áp dụng những biện pháp sau:
- Kiểm soát tốt bệnh lý nền: Sử dụng thuốc tăng huyết áp, tiểu đường và mỡ máu để các chỉ số này duy trì ở mức bình ổn là rất cần thiết, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Ở những người có bệnh lý nền cần thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ bị đột quỵ. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các chỉ số, có sự hiệu chỉnh liều thuốc nếu cần.
- Thay đổi và duy trì thói quen sống lành mạnh: Ở cả 3 đối tượng bị tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường đều cần có sự thay đổi trong thói quen sống. Cụ thể là hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín. Hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều muối, natri,…
- Có thể sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ và dự phòng đột quỵ: Để dự phòng đột quỵ, một biện pháp đơn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên uy tín, chất lượng và an toàn cho người dùng.