Bạn có biết các món ăn bài thuốc chữa bệnh từ cây hẹ?
Lá hẹ là một loại rau được dùng để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Hẹ hay còn gọi là Cửu thái, Nén Tàu hay Hom Xe Lép (Thái), Phắc kép (Tày), tên khoa học Allium odorum, thuộc họ Hành (Liliaceae). Không chỉ vậy, theo Đông y, cây hẹ còn là một loại dược liệu, một loại thần dược có tác dụng chữa các bệnh khác nhau như đau thắt lưng, cảm mạo, táo bón, nhiễm trùng da, nhiễm giun. Để điều trị cơn hen suyễn cấp tính, dùng hẹ sắc uống, rễ hẹ sắc uống để tẩy giun. Bài thuốc từ lá hẹ tác dụng trị tinh yếu do hư lao. Nào ngay bây giờ hãy cùng với Người đẹp thời trang tìm hiểu những món ăn bài thuốc chữa bệnh từ cây hẹ qua bài viết bên dưới này nhé!
Đặc điểm cây hẹ
Cây hẹ là một loài thực vật thân thảo, có thể sống lâu năm, mọc trên nền đất. Trong tự nhiên, hẹ có thể mọc cao từ 20 – 40cm. Cây hẹ thuộc nhóm cây rễ chùm. Thân và lá cây hẹ có màu xanh lục, ra hoa có màu trắng. Lá cây hẹ được mọc từ gốc cây. Cán của hoa cũng mọc từ gốc cây, thường có chiều dài từ 20 – 30cm. Hoa trắng nở tại vị trí đỉnh cán hoa.
Cây hẹ thường mọc thành bụi và là loại cây rất dễ trồng. Hẹ thuộc loài thực vật sinh sản vô tính. Chúng sanh ra những cây con bằng cách tách chồi. Hẹ là một loại cây sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nóng ẩm. Tại Việt Nam, hẹ có thể mọc hoang ở ven đường, bờ ruộng. Hẹ được trồng nhiều để thu hoạch làm thuốc, chế biến món ăn. Cây hẹ được trồng và thu hoạch lấy phần thân lá cây, phần hạt.
Cây hẹ mọc và phát triển quanh năm. Do đó, việc thu hái cũng có thể diễn ra quanh năm. Người thu hoạch cần chọn những cây hẹ còn xanh tươi, vừa ra hoa. Không nên chọn hái cây hẹ quá già. Sau khi thu hái, bạn nên để hẹ vào chỗ khô ráo, thoáng mát. Tránh để hẹ ở nơi quá ẩm ướt hoặc dưới ánh nắng mặt trời. Để giữ hẹ được lâu, người dùng có thể rửa sạch hẹ, dùng giấy gói lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Dược tính của cây hẹ
Trong 86 g hẹ có chứa 1,9 g protid, 5,1g glucid và 25 calo. Cây hẹ vị cay, hơi chua, tính ấm, hạt ngọt, tính ấm, tác dụng thông khí ở phổi, hạ khí đầy ở bụng, điều hòa tạng phủ, khỏi đau bụng do lạnh. Khi nấu ăn, hẹ bổ ích thận khí, mạnh dương, khỏi tiết tinh và ấm khỏe lưng gối, luộc xào với giấm, muối, ăn vào sáng sớm, lúc đói khỏi chứng ợ hơi. Hạt hẹ (Cửu thái tử) chữa di mộng tinh, són đái, tinh yếu do hư lao.
Món ăn, bài thuốc từ cây hẹ
Một nắm lá hẹ sắc uống trị cơn suyễn nguy cấp.
Giã nhuyễn toàn cây hẹ lượng 100 g vắt lấy nước cốt, hòa dược liệu đồng tiện uống chữa phụ nữ đến kỳ kinh mà không hành kinh, bị thương ứ máu, đái ra máu, chảy máu cam.
Một nắm lá hẹ giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, hòa nước cốt gừng uống chữa chứng co giật sau đẻ, nôn ra nước xanh. Uống nguyên nước cốt lá hẹ chữa bụng dưới đau nhói hoặc ngộ độc thức ăn.
Hạt hẹ sắc uống lượng tùy dùng chữa bạch đới ở phụ nữ và viêm tiền liệt tuyến ở nam giới.
Rễ hẹ sắc uống tẩy giun kim.
Đặc biệt, hẹ có tác dụng trị tinh yếu do hư lao. Bài thuốc như sau: cửu thái tử (hạt hẹ) 16 g, phúc bồn tử 24 g, xà sàng tử 6 g, thỏ tỵ tử 24 g, phá cố tử 6 g, kim anh tử 16 g, thạch liên tử 16 g, cây kỷ tử 24 g, ngũ vị tử 6 g, dâm dương hoắc 24 g, hoài sơn 48 g, thục địa 48 g. Sắc một thang mỗi ngày, chia 3 lần, uống liên tiếp 5 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó uống tiếp 2 liệu trình nữa.
Món ăn bài thuốc bổ mắt: 150g lá hẹ; 150g gan dê. Rửa sạch lá hẹ, thái khúc cho vừa ăn. Rửa sạch gan dê, thái mỏng, ướp gia vị; Xào gan dê với rau hẹ, xào bằng lửa lớn; Khi món ăn đã chín, nêm thêm ít gia vị cho vừa ăn, bày ra đĩa. Ăn món ăn gan dê xào rau hẹ này với cơm trong vòng 10 ngày. Món ăn giúp mắt khỏe hơn, thị lực cải thiện hơn.