Chữa bệnh tiểu đường với quả đậu bắp, có thật không?
Dùng quả đậu bắp chữa bệnh tiểu đường là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cách chữa bệnh này có hiệu quả không và đậu bắp có tác dụng gì đối với bệnh tiểu đường? Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân tiểu đường ngày càng gia tăng nhanh chóng. Ngoài việc điều trị bệnh tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ, nhiều người còn tìm đến các phương pháp điều trị tự nhiên, trong đó đậu bắp được nhiều người áp dụng để chữa bệnh tiểu đường. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích sức khỏe của đậu bắp, nhưng chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp thì sao? Hãy xem bài viết bên dưới của Người đẹp thời trang để có câu trả lời bạn nhé!
Sơ lược về cây đậu bắp
Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam cho biết cây đậu bắp còn gọi là bụp bắp hay mướp tây. Tên khoa học là Abelmoschus esculentus (L.) Moench, thuộc họ bông Malvaceae.
Đậu bắp là loại cây thảo lớn, mọc đứng, cao từ 1,8 đến 2,5 m. Thân dày, khỏe, có lông ở các phần trên. Lá rộng, chia thùy chân vịt, thường gồm 7 thùy có răng không đều và kích thước thay đổi. Cuống lá dài. Cuống hoa ở nách lá, dài từ một đến 3 cm. Lá bắc con từ 8 đến 12 chiếc, hình dải, có lông rậm và sớm rụng. Đài hình sao, có 5 thùy xẻ đến phân nửa. Cánh hoa màu vàng hoặc hơi vàng, có chấm tía ở gốc. Quả nang có góc, dài từ 8 đến 15 cm, nhọn dài ở đầu.
Đây là loài thực vật được trồng để lấy quả chế biến thành món ăn. Đậu bắp ra hoa vào từ tháng 5 đến tháng 9. Ở Việt Nam, loài thực vật này phân bố rộng rãi, nhiều nhất là ở các tỉnh phía Nam.
Chữa bệnh tiểu đường với quả đậu bắp
Phân tích dược lý cho thấy quả đậu bắp giàu pectin, chất nhầy, sắt và canxi. Quả tươi còn chứa thiamin, riboflavin, axit ascorbic và niacin. Chất nhầy của quả đậu bắp là dạng bột vô định hình với trọng lượng phân tử khoảng 15.000, hàm lượng protein khoảng 9%. Chất này có tác dụng hạ đường huyết, có thể chữa bệnh đái tháo đường. Thí nghiệm ghi nhận cao lỏng thân cây có tác dụng hạ đường huyết trên chuột ở liều ổn định là 30 g cho một kg thể trọng. Khi so sánh với insulin, đậu bắp không gây hạ đột ngột đường huyết như insulin, ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.
Trong Đông y, thầy thuốc sử dụng toàn cây và quả đậu bắp để làm thuốc. Quả, lá, hạt đều có tác dụng làm dịu, làm nhầy và lợi tiểu. Quả xanh dùng làm thuốc sắc uống trị đau do xuất huyết, tiểu nóng, tiểu khó vì lậu. Chất nhầy của quả và hạt dùng để đắp trị bệnh lậu.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh tiểu đường từ cây đậu bắp như sau:
- 500 g quả đậu bắp tươi hoặc 100 g cây khô thái nhỏ nấu với 2 lít nước sắc còn một lít. Uống trong ngày.
- Dùng 2 quả đậu bắp, cắt bỏ một ít khúc đầu và khúc đuôi rồi cắt đôi theo chiều dọc, ngâm vào một ly nước uống nguội, đậy kín, để qua đêm. Hôm sau trước khi ăn sáng, vớt bỏ 2 quả đậu bắp, uống hết ly nước ngâm. Thời gian điều trị kéo dài 2 tuần lễ.
Lưu ý khi chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp
Chữa tiểu đường bằng đậu bắp có mang lại hiệu quả hay không thì còn phụ thuộc vào cơ địa, cách thực hiện và mức độ kiên trì của người bệnh. Mặc dù tiểu đường rất tốt cho sức khỏe nhất là người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên lạm dụng đậu bắp, sử dụng quá nhiều đậu bắp cũng không tốt cho cơ thể đặc biệt là sự hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.
- Nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây lắng đọng ở thận gây sỏi thận. Vì đậu bắp giàu oxalat (một hợp chất hóa học tạo thành các tinh thể hình kim).
- Dễ gây ra hiện tượng đầy hơi, tiêu chảy, chuột rút, không phù hợp với người gặp các vấn đề về đường ruột do chứa nhiều fructans.
- Có thể làm giảm tác dụng của thuốc Metformin. Nên nếu sử dụng loại thuốc này thì không nên dùng đậu bắp.
- Thường xuyên thăm khám, kiểm tra đường huyết để kiểm soát và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
- Chính vì vậy, quả đậu bắp chỉ có tác dụng hạ đường huyết cho người tiền tiểu đường. Khống chế chỉ số đường huyết ở mức ổn định cho bệnh nhân tiểu đường. Và không có tác dụng chữa tiểu đường thay thế thuốc mà chỉ được xem là phương pháp hỗ trợ. Do đó, song song với việc điều trị theo phác đồ, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng đậu bắp