Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc là tình trạng viêm lớp màng bề mặt nhãn cầu. Lớp màng này rất mỏng và dễ tổn thương bởi vậy, bệnh này rất thường gặp. Tuy nhiên bệnh lại không quá nguy hiểm, có thể điều trị và phòng tránh được. Mặc dù vậy nhưng các mẹ đừng quá chủ quan mà lơ là. Bởi đau mắt đỏ thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, chúng có thể lây lan nhanh. Thậm chí bệnh có thể bùng phát trở thành dịch bệnh.

Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ thường do vi khuẩn, virus gây lên. Trong đó bệnh viêm kết mạc cấp 80% do virus Adeno gây lên. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người bằng đường ho, hắt hơi. Bệnh cũng lây truyền qua đường dịch tiết nước mắt khi dùng chung các dụng cụ vệ sinh. Hậu quả của bệnh để lại không quá nghiêm trọng hay gây ảnh hưởng lớn đến mắt. Thế nhưng, ở trẻ nhỏ, bệnh sẽ rất khó chịu với trẻ. Khiến trẻ bị sốt, quấy khóc, chán ăn,… Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh. Để bảo vệ trẻ có một sức khỏe toàn diện nhất. Dưới đây là những thông tin chia sẻ với bạn đọc.

Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ

– Do bé nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
– Do bé phản ứng với thời tiết như khi trời lạnh.
– Do bé mắc một số chứng bệnh khác có liên quan đến tình trạng đau mắt đỏ như chứng bệnh về tai, viêm xoang, viêm họng.
– Do dị ứng: Trường hợp này xuất hiện với các bé có cơ địa mẫn cảm. Một số yếu tố tăng nguy cơ dị ứng cho mắt bé là phấn hoa, cỏ dại, lông động vật, bụi bẩn, hóa chất

Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ

Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ

Triệu chứng đau mắt đỏ có thể khác nhau ở tùy từng bé. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng bệnh này là mắt bé trở nên đỏ, khó chịu, mí mắt bé như dính vào nhau (đặc biệt vào buổi sáng khi bé vừa thức giấc). Một số bé có triệu chứng phồng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.

Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở ta

Phòng bệnh đau mắt đỏ cho trẻ

– Tuyệt đối không dùng tay bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt.
– Cần giữ vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách rửa xà phòng.
– Tránh tiếp xúc và không dùng chung đồ dùng như khăn, chậu với người đau mắt đỏ.
– Trong môi trường tập thể: nhà trẻ mẫu giáo, trường hợp bị đau mắt đỏ cần được nghỉ ở nhà điều trị.

Phòng bệnh đau mắt đỏ cho trẻ

Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ cho trẻ

– Có thể chườm lạnh mắt 3-4 lần trong ngày.
– Có thể sát trùng nhẹ bằng nước muối 9% .
– Trường hợp khó chịu nhiều, cộm mắt, tra dung dịch kháng sinh

Ngoài ra, các bạn cần lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt:

  • Chắc chắn rằng chế độ ăn uống của mình có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt, nhất là vitamin A.
  • Các loại thành phần dinh dưỡng tốt cho mắt bao gồm cần tây, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, gan động vật…
  • Uống nhiều nước, khoảng 6 – 8 ly nước/ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt.
  • Ngủ đủ thời gian, ít nhất là 7 giờ/ngày, bởi đó là cách tốt nhất giữ cho đôi mắt của trẻ luôn khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *