Cách phòng ngừa bệnh đau xương khớp cho người lớn tuổi

Cách phòng ngừa bệnh đau xương khớp cho người lớn tuổi

Người già, cơ thể dần thoái hóa, vì vậy rất dễ bị mắc bệnh xương khớp. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì bệnh xương khớp có rất nhiều loại như thoái hóa khớp, đau dây thần kinh tọa, viêm khớp,… Bệnh này thường gây ra các cơn đau cho người lớn tuổi, làm sức khỏe của họ càng yếu đi. Vì vậy, người lớn tuổi cần cẩn thận, phải biết các biện pháp để ngừa bệnh viêm khớp. Sau đây, Người đẹp thời trang sẽ chia sẻ cách phòng bệnh xương khớp cho người lớn tuổi vô cùng hiệu quả.

Tình trạng bị bệnh đau xương khớp ở người lớn tuổi

Tình trạng bị bệnh đau xương khớp ở người lớn tuổi

Có khoảng 60% người già bị đau xương khớp. Bà Nguyễn Thị Lan (55 tuổi), Khoái Châu, Hưng Yên bị đau các khớp ngón tay, cổ tay và đầu gối từ nhiều năm nay. Mỗi lần thời tiết thay đổi, từ nóng sang lạnh hoặc mưa gió người bà lại đau ê ẩm, không thể làm việc nhà. Có những hôm không thể cử động được tay chân. Sau khi đi khám, bà được chẩn đoán bị thoái hóa khớp và phải điều trị một thời gian dài.

PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội cho hay, các bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6 % người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên, ở những người trên 60 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh xương khớp trở nên rất cao, lên tới 60 %.

Nguyên nhân bệnh đau xương khớp ở người lớn tuổi

Theo bác sĩ Ngọc, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đến chóng mặt các bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Đầu tiên đó là sự lão hoá của cơ thể. Tiếp theo là các điều kiện môi trường, xã hội, văn hóa không thuận lợi. Như ô nhiễm môi trường, lao động nặng nhọc, thời tiết thay đổi thường xuyên. Hoặc là kinh tế lạc hậu, trình độ văn hoá, nhận thức của người dân còn hạn chế.

“Khi về già, ở những người cao tuổi diễn ra quá trình thoái hoá toàn bộ cơ thể. Trong đó phải kể đến sự lão hóa của bộ máy vận động (cơ xương khớp). Bộ máy vận động trở nên rệu rã, như một chiếc xe máy già nua, han gỉ. Khó có thể thực hiện được chức năng vận động tốt như ngày trẻ. Bộ máy vận động do vậy trở nên dễ bị tổn thương hơn. Khó chống cự lại được với các yếu tố gây hại của môi trường. Như chấn thương, tai nạn, bệnh tật. Bên cạnh đó, số lượng đáng kể những người cao tuổi cũng đã từng bị mắc các bệnh khớp nhiều năm trước đó. Để lại các di chứng nặng nề khi họ bước vào tuổi già”, bác sĩ Ngọc nhấn mạnh.

Dấu hiệu bệnh đau xương khớp

Dấu hiệu bệnh đau xương khớp

Hiện nay, người già hay mắc một số bệnh liên quan đến xương khớp. Như: thoái hóa khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương. Tuy nhiên, theo bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Nguyễn Tri Phương một số loại bệnh xương khớp không chỉ xuất hiện ở người già mà nhiều người trẻ, trung niên cũng dễ mắc.

Đơn cử như thoái hóa khớp gối xảy ra trong độ tuổi từ 40-50. Tổn thương của loại bệnh này biểu hiện từ tình trạng nhuyễn sụn. Tức là mặt sụn khớp của khớp gối bị mềm. Tiếp đến lớp sụn này sẽ bị hư tạo các đường nứt và lan sâu xuống tận vùng xương. Nặng hơn nữa là các mảng sụn bị bong tróc ra để lộ lớp xương dưới sụn. Bao hoạt mạc khớp gối sẽ bị viêm và tiết ra nhiều loại  men làm hư thêm lớp sụn này.

Nếu viêm xương khớp ở vai gáy, người bệnh thường thấy cơn đau lan xuống một bên cánh tay,. Và sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng. Khi quay đầu khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Triệu chứng của đau khớp ở gót chân là nhức buốt trong gót chân. Đau tăng khi giá lạnh, nhìn bên ngoài không thấy sưng. Nhưng sờ bàn chân và cẳng chân thì thấy lạnh. Bàn chân có cảm giác tê bì, hạn chế đi lại. Đối với đau nhức do thoái hóa khớp, có nhiều biểu hiện. Thường là đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần…

Chủ động đi khám khi có dấu hiệu bệnh đau xương khớp

Theo bác sĩ Ngọc, người bệnh phải là người biết đầu tiên và chú ý tới sức khỏe của mình. Các biểu hiện sớm của bệnh xương khớp là đau ở bất kỳ vị trí nào của bộ máy vận động dù cho đó là cơ, xương hay khớp và hạn chế vận động. Triệu chứng đau có thể kèm theo các triệu chứng viêm khác sưng, nóng, đỏ. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng đó, người bệnh cần phải đi khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

“Cần phải nhấn mạnh vai trò quyết định của các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa xương khớp mới là các chuyên gia phát hiện đúng và điều trị kịp thời các bệnh xương khớp cũng như có thể tư vấn hiệu quả cho người bệnh. Việc xác định các yếu tố phát triển bản thân và môi trường là các yếu tố nguy cơ mắc bệnh khác cũng giúp cho người thầy thuốc đánh giá được một cách toàn diện khả năng mắc bệnh, tiên lượng được mức độ nặng nhẹ của bệnh”, bác sĩ Ngọc cho hay.

Cách phòng chống bệnh đau xương khớp

thực phẩm phòng chống bệnh đau xương khớp

Bên cạnh việc chú ý tới những biểu hiện của bệnh xương khớp, các chuyên gia khuyến cáo người cao tuổi cần phải có biện pháp dự phòng đối với căn bệnh này. Cụ thể, người cao tuổi cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều các loại rau quả. Ăn đủ thức ăn giàu đạm (đạm động vật) như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò. Đạm thực vật như: bột đậu nành, các loại đậu đỗ.

Người già cần hạn chế đồ ăn mặn hoặc ngọt; nên chọn các loại dầu thực vật như dầu mè, đậu nành… Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 có trong cá có thể giúp giảm viêm khớp. Người già nên uống nhiều sữa đặc biệt sữa tách chất béo. Vì sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu canxi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp. Ngoài ra, người già nên tham gia vào các câu lạc bộ sức khỏe để góp phần củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần cho bản thân. Nên tập các bài tập không dùng thuốc nhưng có hiệu quả cao. Như khí công, thái cực quyền. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như khí công, thái cực quyền thường có hiệu quả lớn ở những người lớn tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *