Cách ngắt cơn hen suyễn nguy hiểm ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Cách ngắt cơn hen suyễn nguy hiểm ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản là một căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ em. Khi bị mắc bệnh, trẻ có nhiều triệu chứng như khó thở, thở khò khè, tức ngực. Nguyên nhân gây ra bệnh hen ở trẻ có rất nhiều. Chẳng hạn như hít phải một loại phấn hoa không thích hợp cũng khiến trẻ mắc bệnh. Hoặc khi thời tiết lạnh, khi nhiễm trùng đường hô hấp cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

Bệnh hen ở trẻ không khác với người trưởng thành. Nó có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của trẻ. Ảnh hưởng tới giấc ngủ, mệt mỏi khi trẻ em không thể thở tốt như bình thường. Thậm chí, bệnh còn gây lên nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến viêm phổi. Và nguy hiểm hơn, bệnh hen suyễn ở trẻ hay người lớn đều không thể chữa dứt điểm. Bệnh sẽ theo trẻ nhỏ từ lúc bé cho tới tận lúc trưởng thành. Có nghĩa là trẻ em khi bị bệnh sẽ phải chung sống với nó suốt đời. Vì vậy hãy tìm hiểu và thuộc lòng những cách ngắt hơn hen cho trẻ để tránh tối đa nhiều hậu quả xấu có thể xảy ra cho bé.

Dấu hiệu của bệnh hen ở trẻ

– Ho tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi trở nặng hơn về ban đêm

– Khò khè, cơn khó thở tái phát

– Khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát như thay đổi thời tiết, thức ăn,….

– Thông thường sẽ dễ chẩn đoán khi trẻ đang trong cơn suyễn. Còn khi ngoài cơn, có thể đo hô hấp ký hoặc IOS để chẩn đoán.

Dấu hiệu của bệnh hen ở trẻ

Nguyên nhân gây lên bệnh hen ở trẻ

– Cơ địa của người bệnh: yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng. Ngoài ra còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen như béo phì, suy dinh dưỡng, sanh non, trẻ trai.

-Yếu tố môi trường: dị nguyên (chất gây dị ứng) trong nhà (bụi nhà, mạt, lông thú, gián, nấm mốc, …), dị nguyên ngoài nhà (bụi, phấn hoa, nấm mốc, hoá chất, …), nhiễm trùng, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường không khí, …

Một số yếu tố được cho là làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn như sau:

  • Có tiền sử gia đình huyết thống (như cha mẹ hoặc anh chị em ruột) bị hen suyễn
  • Bệnh nhân mắc phải một tình trạng dị ứng khác, chẳng hạn như viêm da dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô)
  • Thừa cân
  • Là người hút thuốc
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Tiếp xúc với khói thải hoặc các loại ô nhiễm khác
  • Tiếp xúc với các yếu tố kích thích do nghề nghiệp, chẳng hạn như hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp, làm tóc và sản xuất

Hạn chế nguy cơ hen suyễn, cần tránh xa các yếu tố nguy cơ kể trên.

Cách ngắt cơn hen suyễn ở trẻ

Phụ huynh cần phát hiện sớm khi trẻ bắt đầu có biểu hiện lên cơn. Như hắt hơi, nhảy mũi, ngứa mắt mũi, nổi mề đay,… Khi lên cơn, trẻ có biểu hiện: ho, khò khè, khó thở ở nhiều mức độ khác nhau. Thậm chí thở ra khó khăn, kéo dài, thở nhanh hay co lõm lồng ngực.

Lúc này cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay phun khí dung). Như Ventolin xịt (với dụng cụ hỗ trợ là buồng đệm). Có thể lặp lại lần thứ 2 sau 20 phút.

Cần lưu ý cần cho trẻ đi cấp cứu ngay khi trẻ có 1 trong những dấu hiệu sau:

  • Khi dùng thuốc cắt cơn mà trẻ vẫn không bớt khó thở hay chỉ giảm tạm thời.
  • Trẻ nói năng khó nhọc: không thể nói thành câu liên tục
  • Trẻ khó thở nhiều phải ngồi thở, co kéo vùng chung quanh xương sườn và vùng cổ
  • Cánh mũi phập phồng
  • Tím tái (đây là dấu hiệu rất nguy kịch )

Cách ngắt cơn hen suyễn ở trẻ

Phải điều trị phòng ngừa hen khi nào ?

  • Hen không kiểm soát
  • Cơn hen nặng phải nhập viện
  • Có ít nhất 3 đợt khò khè trong 1 năm
  • Nên phòng ngừa hen khi: Cha/mẹ mắc bệnh hen hoặc bé có cơ địa dị ứng : Chàm

Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ có tiền sử hen phế quản, vào mùa lạnh rất dễ lên cơn hen. Cộng thêm nhiều nhân tố khác như môi trường sống, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đường hô hấp của trẻ. Cha mẹ cần nắm vững kiến thức và những biểu hiện của bệnh để chủ động bảo vệ con bất kỳ lúc nào

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *